
I. Ngành Công nghệ và Kỹ thuật Môi trường:
1. Bắt đầu triển khai ngành học từ 2008
2. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật Môi trường (CNKTMT) có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe. Có khả năng nhận biết các vấn đề về môi trường, phân tích được hiện trạng, đề xuất được các biện pháp và giải quyết được các vấn đề trong xử lý nước thải, khí thải, rác thải. Có khả năng phát triển các giải pháp công nghệ, kỹ thuật trong xử lý nước thải, khí thải, rác thải. Có năng lực vận hành, quản lý các hệ thống xử lý chất thải, Có năng lực thiết kế, xây dựng các hệ thống xử lý chất thải Có kỹ năng ngoại ngữ đủ để sử dụng trong môi trường hội nhập quốc tế
3. Chương trình đào tạo? Có gì khác biệt về chương trình đào tạo của Duy Tân với các đại học khác? Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức cơ sở, cơ sở ngành, chuyên ngành, so với các trường Đại học khác, chương trình của DTU chú trọng hơn trong đào tạo các kỹ năng mềm cho sinh viên cũng như kỹ năng ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.
4. Thời gian đào tạo: 4.5 năm
5. Quyền lợi của sinh viên được hỗ trợ trong quá trình học tập: Cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại, đội ngũ giảng viên có trình độ và tận tụy. Nhiều chế độ khen thưởng, học bổng, hỗ trợ nhằm tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên yên tâm học tập. Công tác quan hệ doanh nghiệp rất được chú trọng và đạt hiệu quả, là điều kiện đảm bảo cho sinh viên có việc làm sau khi ra trường.
6. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp? Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc trong các khu công nghiệp trong và ngoài nước, các nhà máy xử lý chất thải, các trạm quan trắc môi trường, các công ty tư vấn về môi trường, các trường đại học, các viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước chuyên trách về bảo vệ môi trường.
7. Sinh viên tốt nghiệp với năng lực như nào? Có khả năng nhận biết các vấn đề về môi trường, phân tích được hiện trạng, đề xuất được các biện pháp và giải quyết được các vấn đề trong xử lý nước thải, khí thải, rác thải. Có khả năng phát triển các giải pháp công nghệ, kỹ thuật trong xử lý nước thải, khí thải, rác thải. Có năng lực vận hành, quản lý các hệ thống xử lý chất thải, Có năng lực thiết kế, xây dựng các hệ thống xử lý chất thải Có kỹ năng ngoại ngữ đủ để sử dụng trong môi trường hội nhập quốc tế ((chứng chỉ B2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).
8. Tổng số sinh viên tốt nghiệp của ngành đến thời điểm hiện tại? 200
9. Nêu một số vị trí làm việc tại các doanh nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành này? Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng, Công Ty Trung Nam. Phòng Tài nguyên và Môi Trường Quân Hải Châu, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị, Bệnh viện Vân Đồn,…
10. Giải thưởng của sinh viên, giảng viên? Giải Ba CDIO thế giới, 2013 tại ĐH Havard; Giải nhất Quốc gia, giải 3 Đông Nam Á Go Green 2016; …
11. Đội ngũ giảng viên của ngành (5 tiến sĩ, 9 thạc sĩ…): tốt nghiệp ở Pháp, Đức, Nga, Hà Lan, Bỉ,… và từ các trường ĐH nổi tiếng trong nước
12. Tổng số lượng nghiên cứu đăng tải ISI của giảng viên: 41
13. Số lượng giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài: 11
14. Giảng viên và sinh viên làm nghiên cứu khoa học như thế nào, đang triển khai các đề tài gì? Hiện Khoa đang triển khai các đề tài NCKH theo hai hướng là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, đưa các kết quả nghiên cứu vào áp dụng trong cuộc sống thực tế. Một vài đề tài hiện đang được triển khai nghiên cứu như Dùng trùn quế xử lý rác thải sinh hoạt; Dùng vi tảo xử lý nước thải dệt nhuộm, nước thải thủy sản; Đánh giá chất lượng môi trường biển sau sự cố Forrmosa; …
II. Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
1. Bắt đầu triển khai ngành học từ 2014
2. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân quản lý tài nguyên và môi trường có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có kiến thức và năng lực làm việc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở các cấp khác nhau của nền kinh tế. Sinh viên được đào tạo nghành này có khả năng phân tích, đánh giá về mặt quản lý các vấn đề liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường; hoạch định chính sách, giải quyết các vấn đề liên quan đến việc quy hoạch, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý môi trường ở quy mô địa phương và khu vực, có khả năng quản lý và giám sát việc thực hiện các chính sách, luật và các quy định về khai thác và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
3. Chương trình đào tạo có gì khác biệt về chương trình đào tạo của Duy Tân với các đại học khác? Những kiến thức liên quan đến quản lý biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học môi trường biển sẽ là điểm mạnh tạo nên sự khác biệt của sinh viên theo học chương trình này tại Đại học Duy Tân. Kỹ năng ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế cũng là một điểm mạnh của chương trình này
4. Thời gian đào tạo: 4 năm
5. Quyền lợi của sinh viên được hỗ trợ trong quá trình học tập: Cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại, đội ngũ giảng viên có trình độ và tận tụy. Nhiều chế độ khen thưởng, học bổng, hỗ trợ nhằm tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên yên tâm học tập. Công tác quan hệ doanh nghiệp rất được chú trọng và đạt hiệu quả, là điều kiện đảm bảo cho sinh viên có việc làm sau khi ra trường.
6. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp? Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng các cơ quan nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường (từ trung ương đến địa phương) như Bộ Tài nguyên Môi trường, Tổng cục / Cục quản lý Biển và Hải đảo, Cục Điều tra và kiểm soát tài nguyên môi trường biển, Cục / Chi cục Quản lý khai thác biển và hải đảo, Sở Khoa học - Công nghệ, Sở tài nguyên - Môi trường, Công ty Môi trường Đô thị, các Phòng / Ban Quản lý môi trường, đô thị thuộc các Quận/Huyện; Các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đào tạo liên quan đến tài nguyên và môi trường; Các tổ chức dịch vụ, tư vấn,… về khai thác và quản lý tài nguyên và môi trường; Các bộ phận đảm nhiệm công tác kiểm soát hoặc quản lý môi trường, an toàn lao động tại các cơ quan, các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh.
7. Sinh viên tốt nghiệp với năng lực như nào? - Sinh viên tốt nghiệp có năng lực chuyên môn về quản lý tài nguyên môi trường, đặc biệt là môi trường biển; có khả năng vận dụng hiểu biết về công nghệ thân thiện môi trường để hỗ trợ các tổ chức, đơn vị hành chính cũng như kinh doanh; Có khả năng phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, quản lý tài nguyên và môi trường, xây dựng các chính sách tài nguyên và môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững; Có khả năng tham gia công tác quản lý và quy hoạch sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên; sử dụng thành thạo các công cụ trong công tác quản lý môi trường; Có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc triển khai các chính sách môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hiểu rõ các qui định pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường nhằm góp phần nâng cao hiệu suất hoạt động của tổ chức cũng như góp phần nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp; Có khả năng làm việc độc lập hay phối hợp trong việc nghiên cứu, xây dựng các chính sách, giải pháp để quản lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Có kỹ năng ngoại ngữ đủ để sử dụng trong môi trường hội nhập quốc tế ((chứng chỉ B2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).
8. Tổng số sinh viên tốt nghiệp của ngành đến thời điểm hiện tại? Chưa có khóa nào tốt nghiệp (khóa đầu tiên là K20)
9. Nêu một số vị trí làm việc tại các doanh nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành này? Chưa có khóa nào tốt nghiệp
10. Giải thưởng của sinh viên, giảng viên? Giải Ba CDIO thế giới, 2013 tại ĐH Havard; Giải nhất Quốc gia, giải 3 Đông Nam Á Go Green 2016; …
11. Đội ngũ giảng viên của ngành (3 tiến sĩ, 7 thạc sĩ…) tốt nghiệp ở Pháp, Đức, Nga, Hà Lan, Bỉ,… và từ các trường ĐH nổi tiếng trong nước
12. Tổng số lượng nghiên cứu đăng tải ISI của giảng viên: 41
13. Số lượng giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài: 11
14. Giảng viên và sinh viên làm nghiên cứu khoa học như thế nào, đang triển khai các đề tài gì? Hiện Khoa đang triển khai các đề tài NCKH theo hai hướng là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, đưa các kết quả nghiên cứu vào áp dụng trong cuộc sống thực tế. Một vài đề tài hiện đang được triển khai nghiên cứu như Dùng sinh vật đáy đánh giá chất luợng môi trường nước; Khảo sát ảnh hưởng của việc khai thác quá mức nguồn nước dưới đất đến sựu an toàn đường bờ, …
III. Ngành Công nghệ Thực phẩm
1. Bắt đầu triển khai ngành học từ 2016
2. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm có khả năng làm việc tốt trong lĩnh vực bảo quản và chế biến nông hải sản; tham gia hiệu quả trong điều hành hoặc thực hiện qui trình chế biến và bảo quản thực phẩm; có kiến thức đủ rộng, đủ sâu để kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm; có năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong thực tế chế biến và bảo quản thực phẩm.
3. Chương trình đào tạo có gì khác biệt về chương trình đào tạo của Duy Tân với các đại học khác? Những kiến thức liên quan đến công nghệ đóng gói, bao bì thực phẩm sẽ là điểm mạnh tạo nên sự khác biệt của sinh viên theo học chương trình này tại Đại học Duy Tân. Kỹ năng ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế cũng là một điểm mạnh của chương trình này
4. Thời gian đào tạo: 4,5 năm
5. Quyền lợi của sinh viên được hỗ trợ trong quá trình học tập: Cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại, đội ngũ giảng viên có trình độ và tận tụy. Nhiều chế độ khen thưởng, học bổng, hỗ trợ nhằm tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên yên tâm học tập. Công tác quan hệ doanh nghiệp rất được chú trọng và đạt hiệu quả, là điều kiện đảm bảo cho sinh viên có việc làm sau khi ra trường.
6. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp? Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc độc lập hoặc phối hợp trong các tổ chức sau: Các đơn vị sản xuất liên quan đến lương thực thực phẩm tại các vị trí chuyên về công nghệ sinh học, hóa thực phẩm, bảo quản, quản lý chất lượng, nhân viên nghiên cứu và phát triển thực phẩm (R&D); Các công ty chuyên mua bán xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm; Các cơ sở dịch vụ về thực phẩm; Bộ phận Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc các cơ quan quản lý các cấp từ trung ương đến địa phương trong các lĩnh vực Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Y tế; Các bộ phận liên quan đến lĩnh vực bảo đảm chất lượng, dinh dưỡng, kiểm nghiệm… của các trung tâm y tế và y tế dự phòng; Các Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực Công nghệ thực phẩm như Viện dinh dưỡng, viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm; Các cơ sở giáo dục đào tạo như các trường Đại học, Cao đẳng, Nghề thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm; Các bếp ăn công nghiệp tại các vị trí như quản lý nhập nguyên liệu, kiểm tra vệ sinh an toàn trong chế biến…
7. Sinh viên tốt nghiệp với năng lực như nào? – Có khả năng áp dụng các quy trình công nghệ vào điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở sản xuất thực phẩm; kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm, phát triển sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm chủ lực của khu vực (bia, nước giải khát, lương thực, rau quả, thủy hải sản, thịt…); Có khả năng áp dụng các quy trình công nghệ vào thực tế sản xuất bao bì thực phẩm cũng như khả năng thiết kế và phát triển các sản phẩm bao bì; Có khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm, khả năng phân tích và giải thích các số liệu thu được; Có khả năng liên kết các quan hệ trong hệ thống kỹ thuật thực phẩm để có thể tham gia xây dựng kế hoạch, lập dự án, thực hiện các dự án khoa học kỹ thuật; tham gia điều hành và quản lý công nghệ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; Có khả năng tham gia công tác quản lý, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho cộng đồng, …. Có kỹ năng ngoại ngữ đủ để sử dụng trong môi trường hội nhập quốc tế ((chứng chỉ B2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).
8. Tổng số sinh viên tốt nghiệp của ngành đến thời điểm hiện tại? Chưa có khóa nào tốt nghiệp (khóa đầu tiên là K22)
9. Nêu một số vị trí làm việc tại các doanh nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành này? Chưa có khóa nào tốt nghiệp
10. Giải thưởng của sinh viên, giảng viên? NGành mới mở nên chưa có
11. Đội ngũ giảng viên của ngành (2 tiến sĩ, 6 thạc sĩ…) tốt nghiệp ở Hàn Quốc, Trung quốc,… và từ các trường ĐH nổi tiếng trong nước
12. Tổng số lượng nghiên cứu đăng tải ISI của giảng viên: 41
13. Số lượng giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài: 2
14. Giảng viên và sinh viên làm nghiên cứu khoa học như thế nào, đang triển khai các đề tài gì? Hiện Khoa đang triển khai các đề tài NCKH theo hai hướng là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, đưa các kết quả nghiên cứu vào áp dụng trong cuộc sống thực tế. Một vài đề tài hiện đang được triển khai nghiên cứu như phát triển bộ kit kiểm tra hóa chất bảo quản hải sản; Tìm kiếm phương pháp bảo quản dứa tươi lâu dài,…